Tầm quan trọng Ngữ chi Kra

Nhiều ngôn ngữ Kra có cụm phụ âm và từ vựng song tiết, trong khi những ngôn ngữ Tai–Kadai chỉ có phụ âm đơn. Hiện tượng song tiết trong tiếng Bố Ương đã được Sagart (2004)[3] lấy làm chứng cớ ủng hộ quan điểm rằng Tai-Kadai là một nhánh con của ngữ hệ Nam Đảo. Khác nhóm TháiĐồng-Thủy, hầu hết ngôn ngữ Kra, gồm cả Cờ Lao và Bố Ương, lưu giữ hệ thống số đếm thừa hưởng từ ngôn ngữ Tai-Kadai nguyên thủy. Ngoài Kra, chỉ có nhóm Hlai làm giống vậy.[4] Những ngôn ngữ Tai–Kadai còn lại đều đã tiếp nhận số đếm tiếng Trung hơn 1.000 năm trước.

Jerold A. Edmondson ghi nhận rằng ngữ chi Kra có những từ vựng liên quan đến chế tác kim loại, nghề thủ công, và nông nghiệp vắng mặt trong các ngôn ngữ Tai-Kadai khác.[5] Điều này cho thấy rằng các dân tộc Kra hoặc đã tự dựng lên hoặc đã mượn từ một cách độc lập.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngữ chi Kra http://gradworks.umi.com/32/84/3284367.html http://lingweb.eva.mpg.de/numeral/ http://sealang.net/sala/archives/pdf8/weera2000pro... http://language.psy.auckland.ac.nz/austronesian/la... http://doi.org/10.5281/zenodo.1122579 http://doi.org/10.5281/zenodo.1123369 http://doi.org/10.5281/zenodo.1127798 http://glottolog.org/resource/languoid/id/kada1291 http://starling.rinet.ru/cgi-bin/query.cgi?root=co... http://iscll-14.ling.sinica.edu.tw/files-pdf/Paper...